Tư duy tích cực với tiền bạc là cột mốc đầu tiên để tiến đến tự do tài chính

Nội dung chính

Không phải là những công cụ, bảng biểu hay bất kỳ ứng dụng nào có thể thay đổi thói quen của một người, mà là chính từ sâu bên trong bạn nhận ra điều đó. Ở bài viết này, mình sẽ nói về việc tư duy tích cực xoay chuyển tình hình tài chính nhiều như thế nào và 3 cách để bạn vận dụng vào thực tế.

Bạn không cần là một người có tâm linh để tìm hiểu một TƯ DUY, bởi đây là điều hiển nhiên và luôn sẵn có. Bạn cũng sẽ luôn thấy các fanpage của Facebook, Instagram với những bài viết về động lực, nỗ lực và bài học cuộc sống luôn được nhiều người chia sẻ. Bởi TƯ DUY chính là một yếu tố gốc rễ của mọi vấn đề và những điều tích cực được quan tâm hơn cả.

Tư duy tích cực trong tài chính cá nhân là gì?

Trước hết, chúng ta tìm hiểu về Tư duy tiền bạc (Money Mindset) nghĩa là tập hợp những suy nghĩ, thái độ của bạn đối với tiền bạc hay hiểu đơn giản đó chính là cách bạn đối mặt với đồng tiền. Tư duy tích cực tiền bạc là thái độ và nội tâm của bạn luôn hướng đến những điều tốt đẹp, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực để tạo ra những thói quen đúng đắn với tiền.

Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang mở một cánh cửa đón nhận và hướng đến sự thành công kiểm soát tiền bạc, suy nghĩ về sự giàu có – thịnh vượng cũng như tìm cách xoá bỏ những niềm tin xấu xí với tiền.

Những suy nghĩ hằng ngày của bạn tạo ra động lực thúc đẩy tới các quyết định tài chính. Đồng thời, tâm trí của bạn thấm nhuần và tạo ra thói quen tác động tới hành động cụ thể với tiền bạc. Nếu thường xuyên lo lắng và sợ hãi với nợ nần, bạn sẽ thường cảm thấy sợ hãi hoặc né tránh những người khác nhắc tới tiền bạc trong cuộc sống hằng ngày. Điều đó dường như tạo ra một thói quen tệ hại đối với bạn.

Bạn không thoát được nợ nần đồng thời mất kết nối với tiền. Nếu muốn biến mất sự căng thẳng, tự chủ và tiến tới sự tự do tài chính, bạn cần hình thành một tư duy tích cực với tiền bạc ngay từ bây giờ! Không quá khó để thực hành tư duy tích cực với tiền bạc, bạn chỉ cần thực hiện theo một số cách dưới đây. Ngay cả khi đang gặp những rắc rối với tiền bạc, bạn cũng có thể hình thành những suy nghĩ tốt đẹp với tiền.

Điều quan trọng không phải tiền là nguyên nhân cho các vấn đề xấu, hành vi và thái độ của chúng ta với tiền bạc mới là lý do sâu xa. Vì vậy, đừng ngần ngại mà hãy cùng mình thực hiện 3 cách sau đây để trở nên tích cực với tiền bạc nhé!

Tha thứ lỗi lầm của bản thân trong quá khứ với tiền bạc

Chúng ta ít nhiều đều có những quyết định sai lầm với tiền bạc. Ngay cả những tỷ phú thế giới vẫn có những khoản đầu tư khiến họ mất trắng số tiền đã bỏ vào. Trong thời đại của công nghệ, mua sắm và tiêu dùng, mỗi người phải xử lý nhiều giao dịch tiền bạc hằng ngày. Vì thế, sai lầm với tiền bạc không phải là điều gì đó hiếm hoi trong đời sống, như là:

  • Xuống tiền mua nhiều chiếc váy mới có thể cất tủ năm trời không đụng tới và tăng cân, thanh lý với giá thấp
  • Tham gia một chuyến du lịch dù đang nợ nần để rồi sau đó cày cuốc trả hết tiền lương và tiếp tục vay nợ
  • Vay mua xe ô tô khi vừa thăng chức và tăng lương nhưng rồi kinh tế trở nên khó khăn, lãi suất thả nổi thị trường tăng vọt
  • Tham gia đầu tư cùng bạn bè rồi mất hết khoản tiền tích cóp bao năm

Những ví dụ trên đều là những sai lầm khiến chúng ta nợ nần, cuộc sống khó khăn hơn và ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, nếu bạn xem có là một bài học, sự trải nghiệm và xem tiền đã làm đúng việc của nó thì mọi thứ sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn.

Mẹo

Thay vì vò đầu bứt tai, hãy nghĩ tới giải pháp để giải quyết rắc rối của bản thân. Thay vì ôm mãi sai lầm, hãy nghĩ tới tương lai tốt đẹp, không bị chi phối bởi tiền. Thay vì đổ lỗi bản thân hoặc những người xung quanh, hãy học cách quản lý chi tiêu, kiếm nhiều và chỉnh đốn hành vi với tiền bạc.

Tiền đơn giản chỉ là tiền

Đừng xem tiền là một mục tiêu, sự lựa chọn của bạn. Nếu bạn nói rằng: Mục tiêu của mình là kiếm được 3 tỷ. Vậy số tiền này để làm gì? Có phải là để đảm bảo cuộc sống của bạn trở nên thoải mái hơn, đạt được tự do tài chính hay bỏ công việc đang làm và theo đuổi đam mê không? Theo mình đây mới chính là mục tiêu của bạn chứ không phải là con số 3 tỷ kia.

Tiền là một thứ trung lập – con số của tiền phản ảnh chỉ tiêu để bạn đạt được mục đích của mình. Vì thế, đừng xem tiền là thứ mà bạn phải đấu tranh, chăm chỉ làm việc để có được.

Mẹo

Hãy suy nghĩ về mục tiêu cuối cùng bạn muốn là gì. Tiền không bao giờ là mục đích và con số tiền bạc chỉ là thước đo. Có như vậy bạn mới tạo ra một thái độ đúng đắn với tiền bạc.

Luôn biết đủ

Có một câu chuyện như này: Bạn An đang làm việc tại một công ty về dược phẩm hàng đầu với mức thu nhập rất tốt. Một hôm, An gặp gỡ bạn bè cũng đều đang làm lĩnh vực dược. Một trong số đó nói rằng công ty của họ tuyển nhân sự với mức lương cao hơn An nhận được và thưởng cũng tốt hơn. An cảm thấy chỗ của bên đó tốt hơn và ngay lập tức gửi CV dù ở công ty hiện tại chế độ, quản lý và môi trường rất tốt.

An được nhận nhưng sau một thời gian chán nản vì chế độ không tốt bằng một công ty khác An tìm được trên group nọ. Ngay lập tức, An lại chuyển công ty. Sau 5 năm, bạn bè của An – những người đã gắn bó với công ty trong một thời gian dài đã lên cấp quản lý điều hành thì An vẫn đang “nhảy việc”.

“Cỏ bên đồi kia luôn xanh hơn” – chắc hẳn bạn đã từng nghe câu nói này và cũng giống như trường hợp của An. Bởi An đã không biết đủ, điểm dừng đúng lúc và nhảy việc thường xuyên. Điều này phần nào cũng ảnh hưởng tới thu nhập của bạn.

Tương tự, chúng ta cũng không thể lúc nào cũng chạy theo một chiếc điện thoại đời mới hơn, mua sắm những chiếc váy thời thượng,… chỉ vì những người bạn xung quanh đang có.

Ghi chú

Luôn biết đủ là một trạng thái cần thiết để bạn duy trì năng lượng tích cực với tiền. Luôn biết đủ để bạn không đưa ra những quyết định sai lầm với tiền bạc. Luôn biết đủ để ngừng so sánh và chỉ làm những gì phù hợp với bản thân.

Ngoài ra, bạn có thể thực hành lòng biết ơn, làm từ thiện hoặc tìm nguồn cảm hứng từ những người thành công để tăng sự tích cực với tiền bạc. Tiền đúng là rất phiền, chỉ cần bạn đặt tiền một sự ưu tiên – đó là luôn kỉ luật, quan tâm và theo dõi hằng ngày. Mình tin rằng tiền không còn buồn phiền và sự thịnh vượng cũng theo đó tìm tới bạn.


Cảm ơn bạn đã đọc bài viết tư duy tiền bạc cùng với FLV. Chúng mình rất vui nếu bạn để lại bình luận và đóng góp ý kiến cho các bài viết để bản tin ngày càng được cải thiện hơn nhé!

Bản quyền bài viết thuộc về Thuý Trang và flv.com.vn. Bạn có thể chia sẻ nhưng vui lòng không sao chép và đăng tải lại mà không dẫn nguồn hoặc phục vụ cho mục đích thương mại mà không có sự đồng ý của chúng tôi.

Welcome Back!

Login to your account below

Create New Account!

Fill the forms below to register

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Chào mừng bạn tới
Dân trí tài chính Việt Nam

Để lại email của bạn để nhận ngay ebook “7 ngày thanh lọc tài chính”.